Bí quyết rèn luyện trí nhớ để bé phát triển tư duy sáng tạo

1. Rèn luyện kĩ năng “ghi” - bước đầu trong việc tư duy sáng tạo

Ghi nhớ là quá trình một sự vật, sự việc được lưu vào trung tâm não. Phản xạ ghi nhớ này của trẻ chưa được hình thành, nên muốn rèn luyện phản xạ này, bạn cần bắt đầu từ những bài học đơn giản trên lớp của bé, hướng dẫn bé đọc đi đọc lại bài học hay viết lại từ hay chữ cái nhiều lần, và quan trọng là bạn cần rèn luyện cho bé một cách thật nghiêm túc.

Bé ghi lại vừa để tái hiện kiến thức, hình ảnh, cũng vừa để hai bán cầu não tư duy về sự kiện bé đang hình dung trong đầu. Càng giúp bé ghi lại được nhiều hình ảnh, ngôn ngữ hay sự kiện bé càng có sự tư duy sáng tạo độc đáo và phong phú hơn.

2. Rèn luyện kĩ năng nhớ - bước quan trọng thứ hai trong tư duy sáng tạo

Tức là nhớ những kiến thức trong quá trình học, đây là khâu then chốt của quá trình rèn luyện trí nhớ. Bạn cần dạy cho trẻ cách nhớ một cách chắc chắn những kiến thức đã được học, cách tốt nhất là ôn đi ôn lại nhiều lần.

Ngoài ra, những bài tập mà thầy cô giáo cho về nhà cũng là cách rèn luyện trí nhớ của trẻ, để trẻ nhớ được những kiến thức quan trọng, vì thế bạn cần kiên trì hướng dẫn thêm cho bé và khích lệ, đốc thúc bé hoàn thành bài tập. Các ghi nhớ này sẽ giúp các kiến thức đi sâu vào suy nghĩ của trẻ, từ đó kích thích sự sáng tạo trong giao tiếp, làm bài cũng như các kỹ năng sống của trẻ sẽ được tư duy sáng tao nhiều hơn cho phù hợp với hoàn cảnh.

3. Rèn luyện kĩ năng nhận thức – bước quan trọng trong tư duy sáng tạo

Là khi gặp những vấn đề đã học, bé có thể nhớ ngay ra những kiến thức đó và đưa vào sử dụng. Ví dụ khi mới đi học, cô dạy bé 1 + 1 = 2, thì sau này khi đưa ra 1 + 1, bé sẽ có ngay đáp án là 2.

Ghi nhớ và nhận thức có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau, vì thế bạn cần rèn luyện kĩ năng này cho bé một cách nghiêm khắc, yêu cầu bé luôn ôn tập lại những kiến thức đã biết, đây là một trong những cách quan trọng nhất để rèn luyện trí nhớ cho bé. Bé có tư duy sáng tạo tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào việc nhận thức được những gì xảy ra xung quanh một cách nhạy bé và logic. Do đó, để kích thích sự sáng tạo của bé cần rèn luyện kỹ năng nhận thức sự việc một cách nhanh chóng và chính xác.

4. Rèn luyện kĩ năng nhớ lại – bước cuối cùng giúp bé tư duy sáng tạo hơn

Tức là khả năng “tìm lại được kiến thức” đã lưu giữ trong não. Con bạn có thể đạt được những thành tích tốt trong những kì thi học kì, hay thi lên lớp... đều do khả năng nhớ lại tương đối tốt những kiến thức đã học và đã ghi nhớ. Cách tốt nhất để rèn luyện kĩ năng này là “lục lại” kiến thức nhiều lần, để bé có thể nhớ được nhiều và nhớ một cách toàn diện.

Khi bé tái tạo lại kiến thức, bé sẽ sử dụng ngôn ngữ và cách hành văn của mình. Từ đó cha mẹ có thể uốn nắn và sửa lại cho bé cách diễn đạt chưa phù hợp hoặc những sai sót về kiến thức khi bé nhắc lại. Đây chính là một điểm quan trọng giúp bé tư duy sáng tạo tốt hơn.